Câu hỏi 8

icon19-11-2017

Câu hỏi: Những nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy heo con sau cai sữa và biện pháp phòng trị?

Trả lời:

Những nguyên nhân chủ yếu làm cho heo con sau cai sữa bị tiêu chảy có thể kể như sau:

1. Do vi sinh vật gây bệnh

- Vi khuẩn E.Coli, vi khuẩn này bình thường vẫn cư trú trong đường ruột heo nhưng chỉ khi sức đề kháng yếu mới gây bệnh ở dạng cấp tính và gay tử vong cao.

- Vi khuẩn thương hàn Salmonella enterica, vi khuẩn này có thể tiềm ẩn ớ nái mẹ nhưng vì mẹ truyền kháng thể cho con qua sữa đầu, heo con được bảo hộ khoảng 15 - 20 ngày tuổi, khi kháng thể này giảm sau 21 ngày vi khuẩn sẽ gây bệnh.

- Vi khuẩn Brachyspira pilosicoli (Porcine intestinal Spirochaetosis) gây bệnh P.I.S

- Vi khuẩn Lawsonia intracellulasis gây bệnh P.P.E : porcine proliferative enteropathy

- Nhóm Rotavirus

- Độc tố và vi khuẩn Staphylocuccus: tụ cầu khuẩn

- Độc tố và vi khuẩn Streptocuccus: liên cầu khuẩn

- Độc tố và vi khuẩn Clostridium perfringens

- Virus dịch tả heo xâm nhập khi heo vừa hết kháng thể của mẹ truyền qua sữa

- Bệnh do cầu trùng Isospora suis

2. Do dinh dưỡng

- Thiếu chất dinh dưỡng: một số vitamin như vitamin PP=Niacine, sinh tố B5, khi thiếu cũng gây tiêu chảy. Thiếu sinh tố A, B2 cũng làm cho sức chịu đựng của màng ruột kém dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

- Dư chất dinh dưỡng: Như thừa muối NaCl, sắt, chromium, tryptophane, dư chất béo, dư protein làm cho ruộ bị kích thích, vi khuẩn có hại tăng số, chất dinh dưỡng dư thừa bị thoái hóa tạo chất độc hại...gây tiêu chảy

3. Sử dụng chất kháng khuẩn không đúng: quá liều, hoặc quá lâu gây mất các vi sinh vật hữu ích, hoặc bội phát vi nấm vi sinh vật lờn thuốc có hại.

4. Nhiều độc tố nấm mốc: Mycotoxin gây hại

5. Nhiều chất kháng dinh dưỡng: như trong đậu nành sống có anti-trypsine gây hại enzyme tiêu hóa protein (là trypsine) heo con không tiêu hóa tốt protein gây tiêu chảy, hoặc các chất kháng dinh dưỡng dị ứng đường ruột làm cho ruột bị phù nước tăng nhu động thải dịch lỏng ra ngoài gây tiêu chảy mạnh.

6. Một số chất glucid trong mễ cốc qua quá trình dập viên, đun nấu tạo độ nhớt cao trong thức ăn gây tiêu chảy.

Biện pháp phòng trị:

- Phòng ngừa: Nên chủng ngừa các vaccin thích hợp cho heo con từ 20 ngày tuổi, để tăng khả năng miễn dịch của đàn heo đồng thời khống chế các bệnh do vi khuẩn, virus nên sử dụng IMMUNOSAFE từ khi heo bắt đầu tập ăn đến khi chuyển lên thịt.

- Giữ môi trường tốt: Nhiệt độ, ẩm độ thích hợp không quá nóng, quá lạnh, thông thoáng tốt.

- Dinh dưỡng tốt: Không quá thiếu quá thừa chất dinh dưỡng, định lượng thức ăn đủ theo nhu cầu, có thể giảm khẩu phần 1-3 ngày đầu (đến 50%)csau khi cai sữa đẻ tránh heo bị bội thực vì ăn nhiều, bộc phát vi trùng E.coli. Dùng thức ăn tốt không ẩm mốc đóng vón, có thể bổ sung kháng sinh trong thức ăn như không dùng quá liều hoặc kéo dài quá 7 ngày. Không dùng thức ăn quá mặn, quá thừa protein, thừa chất béo. Cần có nước sạch tốt không có quá nhiều phèn sắt có hại đường ruột. Bổ sung chế phẩm Redplus trong giai đọna này giúp heo hồng hào và bóng mượt.

- Bổ sung các chế phẩm: Prebiotic (như axit hữu cơ, muối axit hữu cơ propionate calci) haycác chế phẩm probiotic (các loại men, vi sinh vật hữu dụng như lactobacillus acidophilus...) trước khi cai sữa, sau cai sữa, để ức chế hoạt động của các vi sinh vật gây bệnh.

- Tẩy uế sát trùng chuồng trại trước và sau cai sữa, áp dụng biện pháp cùng vào cùng ra để cắt đứt nguồn lây bệnh.

- Giảm stres cho heo con như tạo đồ chơi cho heo con như dây xích inox máng trong chuồng, thanh nhựa mềm cho heo gặm, bóng nhựa để heo ủi nghịch phá...tránh cho heo cắn nhau khi nhập đàn.