VIRUS VÀ CƠ CHẾ LÂY LAN

icon27-09-2017

Virus là các sinh vật không có cấu tạo tế bào, có kích thước rất nhỏ không thể nhìn bằng mắt thường. Virus bắt buộc phải sống ký sinh trên tế bào vật chủ mà nó xâm nhập. Và chúng chỉ có thể nhân lên trong tế bào vật chủ bằng cách sử dụng cơ chế trao đổi chất và Ribosome của tế bào vật chủ để tổng hợp nên các bộ phận, sau đó lắp ghép các bộ phận này tạo thành các virus khác, gọi là các virion mang bộ gen của virus.

CẤU TRÚC VIRUS GỒM 2 PHẦN CHÍNH:

- Lớp vỏ ngoài cùng: chỉ thấy ở một số loài virus bao gồm các lipoprotein, được gọi là các kháng nguyên (như virus cúm chứa các kháng nguyên H và N và loại rất độc lưu hành hiện nay được định danh là H5N1)

- Lớp bên ngoài (gọi là lớp capsid): chỉ chứa các loại protein đặc hiệu của virus.

- Lõi (core) bên trong cùng: chứa bộ gen là DNA, RNA.

QUÁ TRÌNH LÂY NHIỄM VÀ NHÂN LÊN CỦA VIRUS TRONG TẾ BÀO GỒM CÁC GIAI ĐOẠN SAU:

1. Gắn và hòa nhập lên tế bào vật chủ bằng cách trút bỏ lớp capsid và bơm phần core vào bên trong tế bào vật chủ.

2. Dựa vào hoạt động của tế bào vật chủ, virus tổng hợp các đoạn gen DNA, RNA và các thành phần cần thiết khác.

3. Ở trong tế bào vật chủ, virus tìm cách nhân lên nhiều virus mới ( gọi là sự sao chép của virus).

4. Các virus trưởng thành được phóng thích khỏi tế bào vật chủ để xâm nhập vào các tế bào khác.