KHI SẾP LÀ KẺ HÁCH DỊCH

icon19-11-2017

KHI SẾP LÀ KẺ HÁCH DỊCH

Khi ai đi làm công cũng có những lần gặp những người Sếp tử tế và cũng có những lần gặp những người Sếp chẳng ra gì. Vô tình một hôm nọ đi lang thang trên mạng đọc được bài báo "When my Boss is Bully" (tạm dịch KHI SẾP tôi là người Hách dịch) và nhớ lại thời đi làm của mình. Nhân đây mình chia sẽ với bà con cô bác đọc chơi, nếu có gặp những người SẾP như vậy  để thêm cách ứng xử.

 

KHI SẾP TÔI LÀ NGƯỜI HÁCH DỊCH

Khi mà nền kinh tế không ổn định và khó đoán trước được, các công ty của Mỹ đang chịu sức ép dữ dội trong việc cải thiện lợi nhuận. Không còn nghi ngờ gì nữa, sự cảm nhận về sức ép này xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống quản lý.

“Thời thế thường tạo ra anh hùng nhưng những thời điểm khó khăn có thể tạo ra những kẻ hách dịch ẩn mình trong công ty ở mọi cấp bậc. Có nhiều loại sếp “xấu tính” nhưng kẻ hách dịch là những người lạm dụng quyền lực của mình trên những người khác. Họ quấy rối bạn bằng lời nói, làm mất mặt bạn trước mặt người khác.

Bất cứ ai cũng có một chuyện kể về vấn đề này. Có những sếp gọi bạn từ Paris vào lúc 2 giờ sáng chỉ vì ông ta đang ở đấy. Ông ta yêu cầu bạn đánh giá một vấn đề rồi sau đó làm mất mặt bạn và ý kiến của bạn trước mặt toàn thể nhân viên làm bạn sục sôi giận dữ. Đó gọi là phô trương quyền lực nhưng thực sự đã làm hạ thấp tư cách của người đang phô trương nó.

Những ông sếp hách dịch thường kiểm soát quá chặc chẽ, quản lý quá chi ly và tỏ vẻ khinh miệt người khác. Thường thì quấy rối bằng lời nói và bóc lột thậm tệ. Họ luôn theo dõi bạn. Họ luôn làm nhục người khác bằng những lời nhận xét ác ý hoặc những lời phê bình gay gắt, nhai đi nhai lại nhiều lần và không công bằng. Họ không chỉ bất đồng với bạn mà còn bất đồng với thái độ khinh khi; họ chất vấn sự tận tụy của bạn. Họ nhổ toẹt lên sự đóng góp của mọi người, lên đối thủ cạnh tranh và có lẽ cả sếp trên của họ

Ngày nay, đa số những kẻ hách dịch như thế được loại trừ trước khi họ leo đến những vị trí cao nhất trong các công ty lớn. Nhưng họ có thể thăng tiến lên đến những cấp bậc trung gian thấp hơn hoặc là ở tất cả các cấp bậc trong công ty nhỏ nơi không có những người quản lý chuyên nghiệp

Những ông sếp không tốt thông thường là những nhân viên nhanh nhẹn và vấn đề là ở chổ đó. Họ đóng góp rất nhiều cho công ty dưới vai trò một nhân viên. Họ được thăng chức bởi vì trình độ thành thạo về chuyên môn của họ và họ cho phép mình lên lớp về cách quản lý với người khác.

Bạn sẽ là kẻ chiến thắng miễn là bạn làm theo điều mà họ muốn. Nhưng họ lại không có óc sáng tạo – nghiệt một nỗi, cái mà các công ty ngày nay cần là không ngừng sáng tạo.

Những kẻ hách dịch làm tổn hại rất nhiều đến công ty. Họ đặt bạn trong trạng thái tâm lý khẩn cấp. Thêm vào đó, bạn thường nổi xung với họ và cảm giác nổi xung thiên đó bắt nguồn từ những hành vi như là không tạo điều kiện tốt cho bạn làm việc.

Không bao giờ dễ dàng hoàn thành công việc của mình nếu có kẻ hách dịch trong văn phòng. Sau đây là những cách được chọn lọc từ những chuyên gia có thể giúp bạn xử sự với những ông sếp hách dịch.

• Đối chất với họ. “Tôi xin lỗi. Ông nghĩ ông phải làm điều đó nhưng tôi thì sẽ không cư xử như thế. Nó không có chổ ở đây.” Cách này có hiệu quả rất nhanh. Kẻ hách dịch không thể bắt nạt nếu bạn không cho phép mình bị bắt nạt

• Tiến hành đối chất riêng tư sau đằng sau cánh cửa đóng kín. Kẻ hách dịch sẽ không bao giờ chịu thua trước sự có mặt của những người khác.

• Chỉ rõ ra những hành vi không thể chấp nhận được. “Ông không thể la mắng vô cớ và hạ thấp nhân phẩm của tôi trước mặt mọi người như thế."

• Đừng như nhà tâm lý suông. Hãy tập trung thảo luận vào những hành vi cụ thể chứ không phải giả định bạn nghĩ tại sao sếp lại làm thế.

• Làm cho sếp của bạn nhận ra hậu quả của cách cư xử của ông ta đối với người khác. "Gần đây tôi đã để ý thấy Peter dường như rất chán nản. Tôi nghĩ nguyên nhân chính là do trong buổi họp tuần rồi , ông đã chế nhạo anh ấy vì bản báo cáo không đầy đủ của anh ta”

• Chỉ ra cho biết là tốt nhưng chưa đủ, giúp cho sếp của bạn biết nên làm gì. Chỉ ra những thay đổi về cách cư xử mà bạn muốn và cung cấp một ví dụ về cách cư xử đúng mực. – vào đúng lúc mà sếp có những hành vi đó, bạn xen vào với câu “tôi có thể hồi tưởng lại cách đây một tháng khi mà ông đang không tiếc lời khen ngợi người phụ tá mới này” hoặc bất cứ điều gì tương tự.

• Chỉ ra cho ông ta thấy những hành vi của ông ta dưới con mắt nhìn của những người khác như thế nào. “Ông chọc quê tôi khi làm bẽ mặt tôi trong cuộc họp nhưng ông cũng đang chọc quê ông. Ông đang cho mọi người thấy điểm yếu của ông”

• Cố gắng hài hước. Nếu bạn chỉ ra cho sếp của bạn thấy rằng ông ta đang hành động giống như một bức tranh biếm họa. Nó có thể đủ để thức tỉnh ông ta.

• Thành lập một liên minh. Một mình bạn có thể làm cho ông ta hết hách dịch và kiêng nể bạn nhưng cũng có thể làm bạn mất việc. Vị trí sếp của bạn càng cao trong công ty, thì càng phải cần có nhiều đồng minh. Dò hỏi với những nhân viên khác xem những hành vi của ông ta mà bạn đang phải chịu đựng có phổ biến không. Nếu có, thật là dễ dàng cho 2 hoặc 3 người đối chất với sếp hơn là một người.

• Nếu bạn là người quan trọng trong công ty, bạn có thể đạt được mục đích của mình bằng việc tiếp xúc với sếp cấp cao hơn.

John Hieu - Người chia sẽ