STRESS NHIỆT – SÁT THỦ ẨN MÌNH TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM, THỦY CẦM

icon28-12-2019

Trong những năm qua, ngành công nghệ gen di truyền phát triễn vượt bậc theo hướng cho ra những gen có năng suất cao ở nhiệt độ tối ưu. Tuy nhiên, gần đây các đợt nóng tột độ xuất hiện ngày càng nhiều và việc tạo ra các loại gen mới có thể đương đầu với stress nhiệt đã trở thành mối quan tâm chính, chúng đã gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho ngành chăn nuôi gia cầm. Tại các quốc gia nhiệt đới ở Châu Á ( trong đó có Việt Nam), Châu Mỹ,…mùa hè ngày càng trở nên ôi bức, nóng ẩm, nhiệt độ có thể lên trên 40ºC, việc chăn nuôi đạt được năng suất cao đang là một thách thức lớn. Trước đây, các chiến lược quản lý stress nhiệt được đưa ra bao gồm quản lý cải thiện môi trường và bổ sung dinh dưỡng đều không được thống nhất. Vì thế, có một lối thoát được mở ra là phải tiếp cận với những công nghệ cao như kỹ thuật đánh dấu gen giúp chọn ra những giống gia cầm có thể đáp ứng yếu tố nhiệt và ứng dụng kỹ thuật công nghệ phân tử trong công tác giống để cải thiện năng suất một cách bền vững. Thật vậy, khi nhìn lại thực tại, điều quan trọng là phải hiểu rõ sự khác nhau giữa cơ chế tế bào và phân tử liên quan đến năng suất gia cầm kể cả khía cạnh sinh lý học và miễn dịch học dưới tác động của stress nhiệt, bằng cách sử dụng các công cụ sinh học phân tử có thể giúp phát triễn những giống gia cầm thích nghi tốt hơn với biến đổi khí hậu.

Các kiểu gen gia cầm mới, hiện đại đã phát triển trọng những năm qua đã tạo cho gia cầm có thân nhiệt cao do các hoạt động chuyển hóa vượt trội hơn giúp chúng dễ mẫn cảm với nhiệt độ của môi trường. Trong những điều kiện như nhiệt độ cao, ẩm độ cao với dòng lưu khí thấp hoặc những căng thẳng cực độ khác, tỷ lệ chết do biến đổi sinh lý gia tăng. Khi gia cầm tiếp xúc trực tiếp với stress nhiệt làm thay đổi tập tính, sinh lý và đáp ứng miễn dịch của chúng gây ảnh huởg bất lợi đến năng suất tổng thể nhất là vào mùa nóng. Thiệt hại do stress nhiệt trên gia cầm do tỷ lệ chết cao, tăng trưởng thấp, năng suất trứng thấp, suy giảm chất lượng và độ an toàn của thịt và trứng. Thời gian gần đây, dần dần đã có ngày càng nhiều người nhận thức và quan tâm đến tác hại của stress nhiệt. Vì thế, cần hiểu rõ tác động của stress nhiệt lên năng suất, và cần xây dựng chiến lược giảm thiểu thiệt hại gây mất năng suất gia cầm và cần giải mã các gen di truyền dung nhiệt cơ bản nhằm mục đích phát triển những giống gia cầm thích ứng với yếu tố nhiệt chính là chìa khóa then chốt đem lại sự thành công và thịnh vượng cho ngành chăn nuôi gia cầm đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới.

THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM

Như chúng ta đã biết Việt Nam là nước nhiệt đới với khí hậu nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino. Vì thời tiết ở Việt Nam ngày càng trở nên nóng hơn, có nơi nhiệt độ có thể lên đến 42ºC. Đây cũng là một yếu tố gây bất lợi cho ngành chăn nuôi nước nhà. Hiện trạng bệnh trên cơ thể vật nuôi ngày càng chuyển biến phức tạp, những hình ảnh bệnh lý cho thấy khả năng điều trị ngày càng kém hiệu quả, nhất là phải chữa dài ngày. Tình trạng bệnh này gây thiệt hại rất lớn do gà, vịt chết khá nhiều lúc gần 1 tháng tuổi và tốn rất nhiều tiền thuốc thú y, ngay cả khi can thiệp rất nhiều loại thuốc thú y thế hệ mới với phổ rộng như Flophenicol, Ceftiofur, Danorflox, Doxycycline,… nhưng không sao khắc phục. Trong số các yếu tố gây ra thảm trạng này, có 1 yếu tố ít được các thú y sỉ quan tâm đó là stress nhiệt. Vậy STRESS NHIỆT là như thế nào và tác hại của chúng ra làm sao? Trong bài viết này tôi xin chia sẽ một số thông tin về stress nhiệt và tác hại của chúng.

CƠ CHẾ BIẾN ĐỔI THÂN NHIỆT TRÊN GIA CẦM

Hoạt động chuyển hóa giúp duy trì thể trạng, tốc độ tăng trường, đẻ trứng ở gia cầm điều sinh nhiệt và mức độ sinh nhiệt tùy thuộc vào chủng loại, giống, thể trọng, mức năng suất, lượng thức ăn hấp thụ, chất lượng thức ăn và quy mô nuôi nhỏ hơn, tổng lượng hoạt động và vân động. Việc biến đổi thân nhiệt trên gia cầm chủ yếu thông qua 5 cơ chế cụ thể là bức xạ nhiệt, truyền nhiệt, đối lưu, thoát hơi và bài tiết.

Giảm thân nhiệt qua bức xạ là do điện từ có nghĩa là nơi có nhiệt độ xung quanh thấp hơn nhiệt độ tiếp xúc bề mặt da, nhiệt sẽ tỏa từ cơ thể gia cầm ấm hơn ra môi trường xung quanh mát hơn như không khí, không tính môi trường trung gian. Ngược lại, tường và mái chuồng nóng sẽ gây bức xạ nhiệt trực tiếp lên gia cầm. Trong suốt thời tiết nóng, gia cầm thường hay soải cánh để nhiệt tỏa ra môi trường thông qua những chỗ lông thưa chẳng hạn như dưới cánh.

Giảm thân nhiệt qua đối lưu không khí bằng cách cho luồng không khí di chuyển qua cơ thể gia cầm là cách hiệu quả nhất để hạn chế stress nhiệt vì làm tăng tự nhiện lượng khí nóng thoát ra từ cơ thể gia cầm để làm giảm thân nhiệt. Việc cung cấp luông khí di chuyển qua cơ thể gia cầm làm tăng hiện tượng đối lưu nhưng luồng khí di chuyển quá nhanh sẽ phá vở lớp không khí trung gian giữa môi trường và cơ thể gia cầm. Việc thông gió đúng cách là chìa khóa then chốt giữ cho gia cầm ổn định nhiệt trong thời tiết nóng. Giảm thân nhiệt do bay hơi là rất quan trọng khi ở nhiệt độ cao vì gia cầm không thể bài tiết nhiệt được qua tuyến mồ hôi mà phụ thuộc vào hơi thở để giải nhiệt. Nước bốc hơi chỉ xuất hiện trên bề mặt da và thông qua đường hô hấp. Khoang mũi là nơi trao đổi nhiệt giúp cơ thể đào thải nhanh lượng nhiệt dư thừa thông qua bốc hơi làm mát. Vì thế, đường hô hấp là nơi thể hiện dấu hiệu lâm sàng rõ rệt của stress nhiệt trên gia cầm. Tuy nhiên đường hô hấp tốt khi độ ẩm không quá cao. Vì thế, điều kiện nóng, ẩm càng nhiều thì stress càng nhiều hơn là nóng, khô. Bài tiết là phương cách khác mà gia cầm sử dụng để làm giảm thân nhiệt, trong đó, gia cầm thường uống nước nhiều gấp đôi bình thường khi thời tiết nóng và bài tiết nhiệt qua đường tiểu và phân ướt.

Do nhiệt độ môi trường tăng lên, một loạt các sinh lý, tập tính, thần kinh và phản ứng phân tử của vật nuôi bắt đầu hoạt động mạnh để duy trì thân nhiệt trong một giới hạn cho phép. Một số trường hợp, các phản ứng này chỉ là biện pháp nhất thời được đưa ra để chống chọi tạm thời với cái nóng khắc nghiệt. Các phản ứng này cũng có thể phát triển thành các phản ứng dài hạn làm cho gia cầm thích ứng với nhiệt độ xung quanh nằm trong vùng biến đổi khí hậu.

Sau cùng, phản ứng hiện diện cuối cùng chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn và những phản ứng này chỉ giúp vật nuôi chống chọi nhất thời với những môi trường khắc nghiệt khác nhau.

STRESS NHIỆT TRÊN GIA CẦM

Stress được định nghĩa là phản ứng không đặc hiệu của cơ thể với bất kỳ nhu cầu khác nhau, ở đó stress có thể được xem là 1 tác nhân sản sinh ra stress ở bất kỳ thời điểm nào. Vì thế, Stress đại diện cho phản ứng sinh lý của vật nuôi/ cơ thể bị kích thích làm rối loạn các cân bằng sinh lý thông thường hoặc cân bằng nội tiết tố. Nhiệt độ tối ưu để đạt năng suất trong vùng nhiệt là khoảng 19-22ºC cho gà đẻ và 18-22ºC cho gà thịt. Gia cầm nằm trong vùng nhiệt này sẽ không ảnh hưởng bởi stress nhiệt vì thân nhiệt ổn định và việc giảm thân nhiệt chúng ta có thể kiểm soát được bằng các tập tính của chúng. Tuy nhiên, với bất cứ sai biệt nào so với vùng nhiệt đều gây ra stress nhiệt, gây mất cân bằng giữa mức năng lượng tối thiểu tỏa ra từ cơ thể ra môi trường xung quanh và năng lượng nhiệt sinh ra từ cơ thể.

Stress nhiệt xảy ra trên mọi lứa tuổi và trên các loại giống gia cầm. Gia cầm tự mất nhiệt khi vượt mức nhiệt tới hạn; tuy nhiên nếu nhiệt sinh ra lớn hơn “mất nhiệt tối đa” kể cả stress nhiệt cấp tính hay stress nhiệt mãn tính đếu gây tác hại đến chúng. Stress nhiệt hình thành do nhiều yếu tố môi trường hổn tạp như ánh sáng, bức xạ nhiệt, nhiệt độ không khí, độ ẩm và đặc tính gia cầm như giống, độ chuyển hóa, các hoạt động và cơ chế chuyển hóa nhiệt cũng như điều kiện trang trại. Những biểu hiện của stress nhiệt trên gia cầm có thể thấy như há hốc mồn, thở hổn hển, soải cánh, thờ ơ, ủ rũ, mồng và tích nhợt nhạt, mắt luôn nhắm, thích nằm, giảm sản lượng trứng, giảm kích cở và trọng lượng trứng, vỏ mỏng, khát nước, giảm ăn, sụt cân và cắn mổ nhiều.

ẢNH HƯỞNG STRESS NHIỆT TRÊN NĂNG SUẤT

Do yêu cầu năng suất và FCR cao hơn, gia cầm ngày nay dễ bị stress nhiệt hơn bao giờ hết. Ngoài ra, vùng nhiệt đới Châu Á và Nam Mỹ hiện nay đã trở thành trung tâm chăn nuôi gia cầm. Các phản ứng sinh lý, tập tính và miễn dịch được đặt ra khi gia cầm tiếp xúc nhiệt độ môi trường cao gây ảnh hưỡng đáng kể đến năng suất của chúng. Stress nhiệt là nguyên nhân làm giảm lượng thức ăn hấp thụ, kích hoạt trục vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận và làm thay đổi hệ thần kinh của gia cầm, theo đó ảnh hưởng đến năng suất tổng thể và sản lượng trứng. Chúng ta có thể nhận thấy sự thay đổi cường độ cá thể và thời gian phản hồi ở gia cầm dựa trên cấp độ và thời gian stress nhiệt; tuy nhiên nhìn chung gia cầm phản ứng với stress nhiệt đều giống nhau. Một số nghiên cứu đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng ở gia cầm kém đều do stress nhiệt. Stress nhiệt mãn tính thường làm suy giảm đáng kể lượng thức ăn hấp thụ, giảm trọng lượng và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn cao. Stress nhiệt cũng làm suy giảm chất lượng thịt xảy ra chủ yếu là do tỷ lệ peroxid hóa lipid cao hơn và mất cân đối chất điện giải. Ở gia cầm đẻ, stress nhiệt cũng gây bất lợi khởi đầu là giảm tỷ lệ hấp thụ thức ăn, tiếp theo giảm độ tiêu hóa thức ăn, giảm lượng huyết tương và canxi trong máu, gây tổn hại đáng kể cho sản lượng và chất lượng trứng. Ngoài ra, stress nhiệt cũng làm giảm sản lượng trứng là nguyên nhân gây ra hiện tượng mỏng vỏ, tỷ lệ trứng vỡ cao, giảm
trọng lượng trứng.

Theo đó, stress nhiệt gây thiệt hại về năng suất và năng suất sinh sản theo nhiều cách khác nhau. Ở gia cầm mái, gây suy sụp trạng thái binh thường của những hooc môn sinh sản ở vùng đồi dưới và buồng trứng do làm suy giảm cấp độ hệ thống hooc môn sinh sản này và làm suy yếu chức năng của chúng. Ở gia cầm trống, stress nhiệt làm giảm khả năng sinh sản do suy giảm lượng tinh trùng, nồng độ tinh trùng, lượng tinh trùng sống và độ linh hoạt của chúng.

TÁC HẠI STRESS NHIỆT TRÊN ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH

Khi thân nhiệt gia cầm nằm trong vùng trung hòa nhiệt thì năng lượng từ thức ăn được dùng trực tiếp để phát triển hệ thống miễn dịch ngoài việc dùng cho tăng trưởng và sinh sản. Khi bị stress nhiệt, sinh lý gia cầm sẽ có vài thay đổi để duy trì thân nhiệt do đó làm suy giảm đáp ứng miễn dịch. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã thực hiện các nghiên cứu điều tra tác hại của stress nhiệt lên đáp ứng miễn dịch của gia cầm. Trung tâm thần kinh (CNS) đã tiến hành điều chỉnh đáp ứng miễn dịch bằng cách tạo ra mạng 2 chiều phức hợp giữa thân kinh, nội tiết tố và hệ thống miễn dịch. Đáp ứng miễn dịch chủ yếu được thay đổi thông qua đường cấu thành các trục vùng dưới đồi - tuyến yên – thượng thận và thần kinh giao cảm - thượng thân - tủy. Tổng quan, nghiên cứu cho thấy tác động của stress nhiệt lên đáp ứng miễn dịch ở gia cầm thịt và gia cầm đẻ làm giảm trọng lượng của ức và thận. Ngoài ra, stress nhiệt làm giảm trọng lương gan ở gia cầm đẻ, giảm tổng lượng kháng thể hiện diện bao gồm lượng IgM và IgG, và cả phản ứng dịch thể thứ cấp và sơ cấp trên gia cầm thịt. Hơn thế nữa, theo báo cáo (Bartlett and Smith, 2003). Aengwanich (2008), stress nhiệt làm giảm trọng lượng túi Bursa theo đó, giàm lượng tế bào lympho (bạch huyết) ở vỏ não và tủy của túi Bursa trên gia cầm thịt. Tuy nhiên, vẫn còn những hiểu biết chưa đầy đủ về tác hại stress nhiệt lên đáp ứng miễn dịch ờ gia cầm liên quan đến cơ chế di truyền và tế bào.

TÁC ĐỘNG STRESS NHIỆT ĐẾN AN TOÀN THỰC PHẨM

An toàn thực phẩm đã trở thành một phần quan trọng trong khái niệm hiện đại về chất lượng thức ăn và hơn thế nữa. Ngành chăn nuôi gia cầm thế giới đang phải đối mặt với vấn đề lớn về an toàn thực phẩm do stress nhiệt. Một vài minh chứng cho thấy stress có tác hại đến an toàn thực phẩm thông qua các cơ chế tiềm ẩn khác nhau. Một vài báo cáo cũng cho thấy mối tương quan giữa vật mang mầm bệnh và rụng lông do stress nhiệt mặc dù cơ chế cơ bản chưa được công bố. Cũng theo các báo cáo trước đó, Tác hại stress nhiệt ở gia cầm lên đặc tính thịt và giảm chất lượng thịt là rất nghiệm trọng. Chất lượng thịt mất đi do trong quá trình vận chuyển dưới điều kiện nắng nóng từ trang trại đến nhà máy giết mổ. Ngoài ra, stress nhiệt cũng gây tác hại đến sản lượng và chất lượng trứng ở gia cầm đẻ cũng được nêu ở trên.

PHƯƠNG CÁCH GIẢM THIỀU VÀ CẢI THIỆN STRESS NHIỆT

Khắc phục do Biến đổi vi khí hậu: một trong những vấn đề mấu chốt để giảm thiểu stress nhiệt trong chuồng nuôi trong thời tiết nóng là đảm bảo không khí bên ngoải dễ dàng di chuyển ra vào chuồng. Một cách dễ hiểu, không khí bên ngoài thổi qua chuồng thì ít có khả năng nhiệt bị tích tục trong chuồng, giảm chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài chuồng. Với điều kiện nóng ẩm, chuồng hở được che chắn đúng cách, điều tiết lưu lượng khí và lượng nước là đều rất quan trọng. Thông gió nên được tối đa hóa vì sự lưu chuyển không khí tạo điều kiện loại bỏ khí ammonia, carbon dioxide tích tụ và giảm độ ẩm trong chuồng. Chúng ta nên trồng một thảm cỏ xung quanh chuồng sẽ làm giảm sự phản chiếu ánh sáng mặt trời vào trong chuồng. Thảm cỏ nên được cắt tỉa thường xuyên để tránh cản trỏ sự di chuyển của luồng không khí và giảm thiểu sự gậm nhắm. Cây che bóng mát nên đặt những nơi không ngăn cản luồng khí di chuyển. Một yếu tố khác củng làm tăng nhiệt cho chuồng nuôi là mái chuồng. Bề mặt sáng bóng có thể phản xạ gấp đôi lượng bức xạ mặt trời so với mái rỉ sét và tối màu. Mái chuồng nên được giữ sạch bụi và rỉ sét. Độ phản chiếu mái chuồng có thể tăng lên bằng cách làm sạch và sơn bề mặt mái bằng sơn pha kẽm hoặc lợp mái chuồng bằng tôn mạ kẽm. Quạt thông gió nên được lắp đặt một cách hợp lý. Mục đích chính của việc lắp đặt quạt thông gió trong chuồng không phải là đưa không khí vào chuồng mà là tạo chuyển động luồng không khí lên cơ thể gia cầm để tăng khả năng làm mát đối lưu. Nói chung, tốt nhất là nên định hướng thổi của quạt thông gió theo chiều dài của chuồng và hướng về phía trung tâm chuồng, nơi luồng khí di chuyển theo hướng tốt nhất. Đại khái, quạt nên đặt theo chiều ngang của chuồng. Để tối ưu hóa luồng khí chuyển động lên cơ thể gia cầm ta nên đặt quạt cao khoảng 1 – 1.5 m tính từ mặt sàn nuôi và nghiên xuống góc 5 độ.

Trong chăn nuôi gia cầm, không chỉ nhiệt sinh ra mà còn nhiệt mất đi đều do stress nhiệt. Cả hai, nhiệt sinh ra và nhiệt mất đi đều bị ảnh hưởng do cách quản lý. Việc thông gió đầy đủ là yếu tố quan trọng trong công tác quản lý stress nhiệt. Nhiệt mất đi do tản nhiệt bốc hơi đều có liên quan đến độ ẩm tương đối của môi trường xung quanh. Vì thế, nhiệt độ cao kèm với ẩm độ cao sẽ gây bất lợi cho năng suất nhiều hơn là nhiệt độ cao với ẩm độ thấp. Tản nhiệt bay hơi sẽ tăng cùng với nhiệt độ và giảm củng với ẩm độ. Do đó, điều nhiệt sớm dường như là một trong những phương pháp đầy hứa hẹn trong việc tăng cường khả năng kháng nhiệt cho gia cầm. Điều nhiệt sớm (Lin et al., 2006) là phương pháp đề cập đến vấn đề thực hành phơi gia cầm ở nhiệt độ cao (36ºC) suốt 24h lúc 3-5 ngày tuổi. Nếu có thể, với các chuồng gia cầm cũ kỹ, ít thoáng khí, chúng ta nên giảm mật độ nuôi vào mùa hè. 

Khắc phục bằng việc Bổ sung dinh dưỡng: Chuyển hóa thức ăn trên gia cầm chịu ảnh hưởng đáng kể do sự thay đổi nhiệt ở môi trường xung quan cũng như thời tiết. Tất cả nghiên cứu đều chỉ ra rằng nhiệt độ cao sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng năng lượng thức ăn cho mục đích tăng năng suất. Tuy nhiên, chỉ một phần trong việc giảm năng suất gia cầm do giảm lượng hấp thụ thức ăn và phần còn lại là do nhiệt độcao. Theo báo cáo việc giảm tăng trưởng ờ gia cầm là do giảm lượng hấp thụ thức ăn vào khoảng 63- 67%. Hiện nay, việc xây dựng công thức thức ăn cho gia cầm ở những vùng nhiệt đới, người ta thường tăng mức năng lượng cho những khẩu phần này bằng cách thêm béo. Thực tế điều này không chỉ tăng mức năng lượng hấp thụ mà còn giảm hiệu quả tính năng động của khẩu phần giúp gia cầm đối phó tốt hơn với stress nhiệt. Người ta thường yêu cầu bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu như béo và giảm lượng protein thừa để giảm tác hại của stress nhiệt. Việc bổ sung béo vào khẩu phần cũng làm gia tăng giá trị năng lượng của các thành khác trong thức ăn và làm giảm tốc độ truyền thức ăn trong đường tiêu hóa và do đó tăng độ hấp thu dưỡng chất tối đa. Trong thời kỳ nóng, khẩu phần protein thấp kèm với bổ sung một ít các loại acid amin sẽ cho kết quả tốt hơn khẩu phần giàu protein. Việc bổ sung các amino acid thiết yếu vào khẩu phần nghèo protein hoặc ma trận acid amin không cân đối giúp có năng suất do giảm sinh thân nhiệt và tác hại của nhiệt độ cao. Do đó, ngành chăn nuôi gia cầm nên tùy theo thực tế mà điều chỉnh lượng protein và acid amin để đảm bảo gia cầm hấp thụ đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu. Ở nhiệt độ cao, việc đáp ứng các nhu cầu acid amin khác với việc đáp ứng các yếu tố trong khẩu phần khác nhau; điển hình, khẩu phần có chất điện giải là một trong số đó.

Stress nhiệt làm tăng sự bài tiết khoáng chất trong cơ thể và làm giảm nồng độ vitamin (C, E và A) và khoáng chất (Fe, Zn, Se và Cr) trong gan và huyết thanh. Hơn nữa, việc huy động các khoáng chất và
vitamin từ các mô và bài tiết chúng cũng được tăng lên dưới áp lực stress nhiệt gây ra hiện tượng thiếu hụt khoáng và vitamin. Khi bị stress nhiệt việc cấp thêm khoáng và vitamin cũng làm giảm tỷ lệ chết và

cải thiện tăng trưởng. Việc cân bằng chất điện giải trong khẩu phần ăn ở nhiệt độ cao quan trọng hơn là ở nhiệt bình thường. Duy trì cả hai lượng Carbon Oxide và pH máu là rất quan trọng đối với gia cầm khi
bị stress nhiệt và việc cấp thêm amoni clorua và Kali clorua (KCl) vào nước uống giúp duy trì sự cân bằng này. Việc xuất hiện nhiễm kiềm hô hấp do stress nhiệt đã được biết đến từ lâu và việc bổ sung amoni clorua, kali clorua (KCl) và/ hoặc sodium bicarbonate đã cải thiện năng suất gia cầm do tăng hấp thụ thức ăn và nước.

Bổ sung sodium bicarbonate (NaHCO3), làm giảm sự thiết hụt bicarbonate do kiềm hóa hô hấp tăng do thở hổn hển. Việc bổ sung thêm vitamin, điện giải và chất chống oxi hóa vào nước uống cũng hữu ích
khi bị stress nhiệt. Stress nhiệt luôn luôn làm gia cầm bỏ ăn và do đó làm giảm hấp thu dưỡng chất, việc bổ sung bộ vitamin và chất điện giải vào nước uống trong vòng 3-5 ngày khi bị nhiệt sẽ hữu ích trong
hầu hết các trường hợp. Bổ sung vitamin C có lẽ là có lợi nhất trong số các vitamin và việc sử dụng Vitamin C trong thức ăn hoặc nước uống cũng đã trở nên phổ biến ở vùng có khí hậu nóng. Một số
chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sử dụng 1g Vitamin C / lít nước uống suốt mùa nóng. Chúng ta cũng có thể làm giảm tác hại của stress nhiệt trên năng suất trứng bằng cách bổ sung Vitamin A (8000 IU/kg
thức ăn) vào khẩu phần. Bổ sung Vitamin E cũng có lợi cho năng suất trứng khi trời nóng và làm tăng độ hấp thụ thức ăn, tăng độ chắc của lòng trắng và lòng đỏ. Hơn nữa, stress nhiệt cũng gây ra những thay
đổi bất lợi cho các vi sinh đường ruột. Việc bổ sung probiotic với chủng Lactobacillus nhằm mục đích phục hồi sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột của gia cầm khi bị stress nhiệt.

Một phần do việc bổ sung dinh dưỡng, cách thức cho ăn cũng góp phần cải thiện năng suất của gia cầm khi stress nhiệt. Hình thái thức ăn (dạng vẫy, viên hoặc cám) cũng giúp tăng tính ngon miệng cho gia cầm. Ngoài ra, chúng ta nên đặt thêm nhiều máng ăn trong chuồng nếu còn dư chỗ. Thức ăn không nên trữ quá 2 tháng đặc biệt vào mùa hè tránh tích tụ độc tố nấm (mycotoxin). Thực tế, việc cho ăn vào những thởi điểm mát trong ngày, ví dụ sáng sớm hoặc chiều tối cũng giúp cải thiện stress nhiệt. Cho ăn vào thời điểm mát trong ngày giúp gia cầm có thể bù đắp những gì chúng không ăn trong ngày. Gia cầm đẻ thường cần nhiều canxi vào chiều tối vì thông thường vỏ trứng được hinh thành vào thời điểm này. Chúng ta nên cho ngưng ăn 4-6 tiếng trước thởi điểm stress nhiệt và không được quấy rầy gia cầm vào những thời điểm nóng nhất trong ngày. Giảm bớt ánh sáng khi cho ăn hoặc sử dụng ánh sáng cường độ thấp khi cho ăn từng đợt giúp giảm tăng nhiệt do giảm hoạt động. 

Chiến lược di truyền: trong khoảng thời gian dài, việc chọn lọc đặc điểm đơn trội cho năng suất tốt dẫn đến khả năng chịu nhiệt thấp hơn. Với việc cải thiện tốc độ tăng trưởng trên gia cầm, nhiệt sinh ra do quá trình trao đổi chất đã tăng lên và khả năng chịu nhiệt độ cao đã giảm. Việc sản xuất gà thương phẩm dựa trên sự chọn lọc kỹ càng để tăng hiệu quả sản xuất đã tạo ra môi trường nuôi đông đúc, do đó làm tăng sự tiếp xúc của gia cầm với stress nhiệt. Ở vài trường hợp, việc tuyển chọn những ưu điểm năng suất đã làm tăng tính mẫn cảm của chúng với stress nhiệt.Khi bị stress nhiệt, khả năng kháng bệnh của gia cầm thường rất yếu do suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch.

Có một vài gen di truyền ảnh hưởng đến khả năng chịu nhiệt. Một vài, chẳng hạn gen trội cổ trần (Na) ảnh hưởng trực tiếp đến tính trạng giảm độ bao phủ lông cổ, trong khi những con khác, gen liên kết giới tính gây lùn, làm giảm kích thước cơ thể, do đó giảm sản lượng nhiệt trao đổi chất. Gen Fizzle làm cho các đường viền long cong hướng ra phía ngoải cơ thể. Theo như báo cáo, gen F (dưới dạng Ff) làm giảm trọng lượng lông của gà thịt ngoài ra việc giảm này cũng do gen Na gây ra. Gen lông chậm (K) cũng được sử dụng rộng rãi để tạo chủng tự động lên giống và giống lai chéo có tác dụng làm tăng sự mất nhiệt trong giai đoạn đầu tăng trưởng, tất cả đều có thể giúp gia cầm chống lại stress nhiệt.

Ở cấp độ di truyền học, gia cầm tiếp xúc với stress nhiệt, việc tổng hợp hầu hết các protein bị chậm lại, nhưng một nhóm các protein được bảo tồn cao được gọi là protein sốc nhiệt (HSPs) được tổng hợp nhanh chóng. Trong một tế bào sốc nhiệt, protein sốc nhiệt (HSPs) có thể sẽ liên kết với các protein mẫn cảm nhiệt và bảo vệ chúng khỏi sự thoái hóa hoặc có thể ngăn chặn các protein bị phân rã ngay lập tức do kết tủa và ảnh hưởng vĩnh viễn đến khả năng sống của tế bào. Sự đa hình của gen protein sốc nhiệt dựa trên việc đánh dấu SNP đã được báo cáo đều liên quan đến yếu tố nhiệt của gia cầm. Việc xác định các dấu SNP (các dạng đa hinh của nucleotide đơn) nhằm mục đích hỗ trợ chọn giống gia cầm có khả năng phục hồi nhiệt. Để duy trì xu hướng chăn nuôi gia cầm ngày càng tăng, việc cải thiện nhiệt dung cùng với khả năng kháng bệnh luôn là niềm ao ước của chúng ta. Theo các nghiên cứu trước đây cho thấy biến thể di truyền hình thành phần lớn trên cơ sở do phản ứng của gia cầm đối với stress nhiệt; tuy nhiên, do kiến thức trong lĩnh vực này còn giới hạn và cần có sự nghiên cứu sâu hơn để khám phá hết tiềm năng đầy đủ của nó. Việc đánh dấu di truyền giúp chọn lọc nhân giống bằng cách sử dụng các gen có thể kháng nhiệt và kháng bệnh trên gia cầm thì phải cần thêm thời gian để nâng cao hơn nữa trong việc tăng năng suất gia cầm.

 

Jacky Hieu
Nguồn: Advances in Animal and Veterinary Sciences - June 2016 | Volume 4 | Issue 6